Sơ lược các loại nấm !

1.Nấm tai mèo :

Còn được gọi là Mộc nhĩ đen: Đây là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lượng huyết và hoạt huyết, mộc nhỉ đen là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết.

2.Nấm hương:

Còn gọi là nấm đông cô, hương cô, hương tín, hương tẩm..., được mệnh danh là “hoàng hậu thực vật”, là “vua của các loại rau” (can thái chi vương). Trong 100 g nấm hương khô có 12-14 g protein (vượt xa so với nhiều loại rau khác).Nấm hương có tác dụng điều tiết chuyển hóa, tăng cường năng lực miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi mật và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hóa... Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu, trẻ em suy dinh dưỡng.

3. Nấm mỡ  :

Có công dụng bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm, tiêu thực. Đây là thực phẩm thích hợp cho những người chán ăn, mệt mỏi do tỳ vị hư yếu, sản phụ thiếu sữa, người viêm phế quản mạn, viêm gan mạn và mắc hội chứng suy giảm bạch cầu.Nấm mỡ rất giàu đạm, nguyên tố vi lượng và nhiều loại axit amin quý. Nó có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn ecoli.
Trong bữa ăn hằng ngày, nấm mỡ được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tác dụng của nó và tạo cho món ăn có hương vị thơm ngon, người ta thường phối hợp nấm mỡ với nhiều loại thực phẩm khác

4.Nấm rơm : 

Tính mát, vị ngọt, có công dụng bổ tỳ, ích khí, thanh nhiệt, hạ huyết áp, chống các loại u bướu. Có thể chế biến riêng nấm rơm để ăn hoặc dùng phối hợp trong các món ăn bài thuốc khác.

Nấm rơm chữa được các bệnh như: di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, tiểu tiện không tự chủ. Chữa cơ thể suy nhược, trí nhớ giảm sút, hỗ trợ chữa ung thư và một số bệnh truyền nhiễm. Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng….

5. Nấm mối :

Là một loại thực phẩm quý hiếm, hương vị ngọt, thơm đặc trưng không loại nấm nào thay thế được.

Mùa nấm mối bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Tại thời điểm đó, tận dụng thời tiết lúc nóng, lúc ẩm, lúc mưa xen nhau, đất mềm xốp, mối dùng khả năng riêng tiết ra những chất đặc biệt tạo men nấm bọc quanh tổ mối.

Nấm mối có hàm lượng dinh dưỡng tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lão hóa và có khả năng ức chế tối đa sự sinh trưởng của các virus.

6.Nấm trâm vàng :

Nấm Trâm vàng thường xuất hiện vào cuối mùa thu, đầu mùa xuân, loại nấm trâm vàng này có hình dáng hơi nhỏ, thân dài giống như rau trâm vàng, ưa thích nhiệt độ thấp, thậm chí có thể sinh sống trong gió tuyết.

Là một trong những loại nấm ăn ngon, được nổi danh từ rất lâu, nấm trâm vàng có mùi vị rất đặc trưng, thịt nấm ngon, mềm, bên trong có chứa tới 8 loại axitamin có tác dụng phòng chống ung thư rất tốt.

7.Nấm mỡ gà :

Nấm có hình dáng khá đặc biệt, mép xung quanh nón nấm nhô lên cao trong khi phần đỉnh giữa lại lõm xuống và màu sắc toàn thân nấm màu vàng mơ hay màu lòng đỏ trứng gà nên được gọi là nấm mỡ gà.

Thân cây nấm thuộc chất thịt, màu trắng ngả vàng, ăn có vị ngọt, nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt nấm mỡ gà có hoạt tính chống ung thư, có tác dụng khống chế các tế bào gây ung thư.


8.Nấm hải sản :

Có màu trắng sáng, vị như hải sản, chứa nhiều protein và a-xít amin, rất tốt cho sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng.

9.Nấm vị cua :
Còn có tên gọi là nấm Ngọc Tẩm. Đây là loại nấm có vị cua độc đáo. Nấm chứa chất lysine, arginine, dextran, có tác dụng phát triển trí óc (nhất là đối với thanh thiếu niên), kháng dịch, chống xơ gan, nâng cao thể lực để phòng bệnh.

10.Nấm Linh chi :

Đây là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh.Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có 1 màu riêng: nâu, đỏ vàng, đỏ cam).Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận và hình tròn.

Nấm Linh Chi là dược thảo bổ sung cho sức khỏe có tác dụng tốt cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Ngoài ra, còn có tác dụng trị đau nhức, chống dị ứng, kháng viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, kháng siêu vi, làm giảm huyết áp, trợ tim, làm hạ cholesterol, làm giảm xơ cứng thành động mạch, giúp thư giãn thần kinh, làm thư giãn bắp thịt.

11. Nấm kim châm :

Loại nấm này rất ngon miệng và thường được sử dụng phổ biến trong các món ăn như lẩu, canh hầm, salad và súp. 

Nấm kim châm giàu chất xơ, các loại vitamin B, magie, sắt và kẽm.


12. Nấm đùi gà, nấm mỡ : 

Là loại nấm rất được ưa chuộng trong các món ăn của Ý như pizza, mỳ spaghetti...   Ngoài việc dùng để chế biến thành các món ăn ngon miệng, nấm đùi gà còn rất giàu selen, kali và vitamin B3.
Nhiều món ăn của Ý sử dụng nấm để nướng với bít tết hoặc rau.

13.  Nấm Cordyceps sinensis :

Với hình thù khá đáng sợ là một loại nấm hiếm mà không phải ai cũng có cơ hội tìm thấy chúng. Nấm sống ký sinh trên xác của các loài côn trùng như bướm đêm, ve sầu, ong nên nó còn được gọi là nấm sâu bướm hay đông trùng. Từ xưa, người ta đã sử dụng loại nấm này để làm dược liệu.

14. Nấm truyp
Nấm truyp là một trong những món ăn ngon nhất trên thế giới, với hương vị cực kỳ đặc biệt và còn được gọi là kim cương trên bàn ăn.
Những món ăn mỗi lần 'động đũa' mất tới cả trăm triệu đồng
Loại nấm này được bán với giá lên đến 3.600 USD/pound, tương đương hơn 77 triệu đồng/450 gram hay hơn 156 triệu đồng/kg.

15. Nấm kim cương (hay gọi tùng lộ ) :
tùy theo từng quốc gia có tên gọi khác nhau.đây là báu vật thiên nhiên ban tặng cho con người.có mặt tại khu vực châu âu như Hàn Quốc,Nhật ,Konminh…
Sinh trưởng và phát triển vào tháng 8,9,10 hàng năm tại các cánh rừng là cây lá kim.loại nấm này phát triển dưới lớp lá khô, thảm mục do vậy rất khó tìm.
Nấm kim cương có màu đen,hình dáng như quả táo tàu trong vị thuốc đông y.trong ruột màu trắng,ăn giòn,thơm mát.
Công dụng :Bổ thần kinh,giảm đau,tái tạo tế bào.khống chế và ngừa ung thư,tăng thị lực.

16.- Nấm Bụng Dê :
 Vào độ cuối xuân,đầu hạ khi chuyển tiết thu.trong những rừng cây lá rộng hay những bụi cỏ ven rừng,ven sông,người ta gặp loại nấm hình cầu thân dài, bề mặt có rất nhiều miếng lõm nhỏ,nhìn giống như bụng dê nên được gọi là nấm bụng dê.nấm có mùi thơm dễ chịu,thịt nấm non mềm có vị ngon nổi tiếng trên thế giới.


17.Nấm vuốt hổ đen :

Vì phần chóp nấm có nhiều răng như vuốt hổ nên được gọi là nấm vuốt hổ.thịt nấm dày, màu vàng đậm,chất thịt bên trong màu vàng đậm ăn rất ngon.
Công dụng : làm mát gan, hạ huyết áp.


18. Nấm Tùng Nhung :

Mang mùi vị đặc thù,thịt nấm dày và béo.Ngoài hàm lượng protein cao,nhiều chất béo,chất xơ.trong thịt nấm còn có nhiều loại vitamin như B1,B2,C…
Công dụng : có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa tốt,giảm đau.Nấm tùng nhung còn được dùng để làm thuốc điều trị bệnh tiểu đường và chống ung thư.

19. Nấm kê tùng :

Còn được gọi là nấm gà thông.Được mệnh danh là vua các loại nấm.ăn ngon như thịt gà.Nấm kê tùng có chất thịt béo ,non,giòn.
Công dụng : hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú. Cứ 100g nấm có tới 22,8g protein.42.7g canxihidroxit,23g canxi…ngoài ra thịt nấm còn chứa nhiều chất bổ dưỡng khác.

20. Nấm Chaga :

Có rất nhiều tên gọi, phổ biến nhất vẫn là Chaga và Pilat. Các nhà khoa học gọi Chaga là Inonotus obliquus. Đây là loại nấm thuộc họ Polyporaceae. Bạn có thể hình dung hình dạng của nó giống như một khối than đen, cứng, sống bám trên thân một số loại cây như Bạch dương, Du, Trăn…Người không biết thường lầm tưởng nấm Chaga là vị trí cây bị cháy xém.

Người Siberia gọi loại nấm này là “Món quà từ chúa trời” và “Nấm của sự bất tử”. Người Nhật gọi là “Kim cương của rừng xanh”. Trong khi đó người Trung Quốc cho nó là “Vua thực vật”, “linh chi Hoàng đế”. Người Nga thì gọi là “nấm mộng hoàn”…Tất cả những tên gọi trên đều nhấn mạnh sự quý hiếm của loại kỳ nấm này.


20. Nấm gan bò mỹ vị   

21. Nấm gan bò sữa   

22. Nấm gan bò tía   
23. Nấm gan bò sữa đỏ    
24. Nấm gan bò đen    
25. Nấm bạch linh   
26. Nấm bụng lợn   
27. Nấm trâm vàng   
28. Nấm tiên   
29. Nấm hải sản   
30. Nấm mỡ gà   
31. Nấm mầm thông   
32. Nấm hương tươi   
33. Nấm xòe   
34. Nấm lươn vàng   
35. Nấm cây trà   
36. Nấm đùi gà   
37. Nấm trâm trắng    
38. Nấm vị cua
39. Nấm tràm
40. Nấm Tuyết
41. Nấm Sữa
42. Nấm Ngọc Thạch
43. Nấm Hoàng Kim
44.Nấm Hồng Ngọc
45. Nấm tú trân
46.Nấm vân chi
47.Nấm hầu thủ
48. Nấm hoàng bạch
49. Nấm bạch hương
50. Nấm chân dài – Ngọc Châm
51.Nấm Tâm Trúc
52. Nấm Thái dương
53. Nấm Thượng Hoàng
54. Nấm trà tân
55. Nấm đùi gà
56. Nấm Bunashimeji Nhật Bản.
57. Nấm Yến
58. Nấm Bunapi Nhật Bản.


Còn tiếp ....
(Nguồn : Tổng hợp )

0 nhận xét